Home » Yêu
Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012
"Cò" bệnh viện được nhân viên y tế tiếp tay
“Nếu không có sự tiếp tay của nhân viên y tế thì ‘cò’ cũng khó đưa người bệnh vào viện, thế nhưng chưa có báo cáo xử lý được bao nhiêu trường hợp”, Vụ phó Vụ Pháp chế Nguyễn Huy Quang nhấn mạnh tại buổi họp giải quyết vấn nạn cò mồi trong bệnh viện ngày 6/7.
Buổi họp có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Y tế, công an cũng như đại diện các bệnh viện hiện là điểm nóng về hoạt động cò mồi tại Hà Nội như: Bệnh viện Mắt Trung ương, K, Phụ sản Trung ương…
Theo đại diện Bệnh viện K, những năm qua tại đây luôn xảy ra tình trạng quá tải. Chỉ riêng tại cơ sở 1 trung bình một ngày có đến 650 người khám, ngày cao điểm gấp đôi, xét nghiệm sinh hoá một ngày cũng gần 1.200 lượt…
Nhu cầu của người bệnh quá lớn, cộng với tâm lý muốn nhanh chóng, không muốn xếp hàng dẫn đến vấn nạn cò mồi, lừa đảo móc túi. Đặc biệt là tình trạng “cò mồi” – tại đây luôn có 5 đến 7 người tiếp cận, dẫn dắt bệnh nhân, thường là các bệnh nhân ở tỉnh xa đến.
Bệnh viện K đã triển khai nhiều biện pháp như mở rộng khoa khám bệnh, khám và xét nghiệm từ 6h30 sáng, hằng ngày liên tục có loa nhắc nhở, ký hợp đồng với công an phường Hàng Bông, đồng thời thường xuyên nhắc nhở cán bộ nhân viên không tiếp tay, hợp tác với “cò”. Thậm chí một bác sĩ đã bị xử lý trước toàn thể cán bộ nhân viên với lý do tiếp tay cho các đối tượng này.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cũng thừa nhận “chúng vẫn ngang nhiên hoạt động truớc cổng bệnh viện, giả danh là người đến khám bệnh để hoạt động”.
Cũng về vấn nạn này, ông Nguyễn Xuân Hiệp, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương thừa nhận: “Cò Bệnh viện Mắt đã tồn tại từ lâu, có lúc còn hoạt động công khai cả trong lẫn ngoài như bán sổ khám bệnh, môi giới làm xét nghiệm, phẫu thuật rồi dẫn bệnh nhân đến các phòng khám tư”.
Thực tế, bệnh viện đã tuyên truyền qua loa phóng thanh ngay từ cổng vào và dán những biển cảnh báo nhưng người bệnh nhiều khi thấy đông đúc, chật chội nên thỏa thuận với cò khám cho nhanh. Trong khi đó, xung quanh bệnh viện có tới 6 cơ sở khám mắt khác nên người bệnh dễ bị cò rủ rê, lôi kéo.
“Có trường hợp bệnh nhân thiếu hiểu biết tới mức đã nhập viện, làm xong mọi thủ tục chỉ chờ mổ. Sáng hôm sau nhân viên y tế đến gọi đi mổ thì đã thấy bệnh nhân theo cò sang bệnh viện tư. Ở đây có sự đồng tình, thỏa thuận của bệnh nhân nên khiến cò càng hoạt động mạnh”, ông Hiệp cho biết.
Ngược với 2 cơ sở lớn trên, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tuyến cuối về ngoại khoa, vấn nạn cò không diễn ra ở khu khám bệnh mà lại thường xảy ra khi bệnh nhân chờ mổ.
“Ai cũng muốn tìm người quen cho yên tâm nên hàng ngày tôi nhận được không biết bao nhiêu cuộc điện thoại để nhờ. Tâm lý của người bệnh và gia đình khi biết giáo sư này, bác sĩ kia mổ tốt nên kiểu gì cũng phải tìm ra số điện thoại để nhờ. Đó cũng là một dạng của cò mồi”, đại diện của Bệnh viện Việt Đức chia sẻ.
Cũng theo vị này, bệnh viện có hình thức phạt 5-10 triệu khi nhân viên áo trắng đi đón bệnh nhân, giúp bệnh nhân thanh toán viện phí hay khám bệnh. Tuy nhiên thực tế chưa ai bị phạt.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ phó Vụ pháp chế (Bộ Y tế) cho biết“Một số đại diện bệnh viện ở các nước xung quanh rất lạ khi ở bệnh viện của Việt Nam có nạn cò mồi. Tình trạng này chủ yếu tập trung ở khu vực bệnh viện nhà nước. Đây là ‘khuyết tật’ về mặt xã hội thuộc khu vực công”.
Theo ông, cần phải hiểu rõ khái niệm cò mồi là môi giới giữa người bệnh và nhân viên y tế, với bệnh viện. Quan hệ tay 3 làm xuất hiện “cò nội” và “cò ngoại”. “Cò ngoại” là môi giới ở ngoài. Nội là ở bên trong phối hợp với cò ngoại để sắp xếp giường, bác sĩ mổ… cho người bệnh hoặc bản thân nhân viên y tế tự giới thiệu với người bệnh để đưa đến phòng khám riêng hoặc bệnh viện tư nhân.
Ngoài ra, cò bệnh viện hoạt động dưới nhiều hình thức, hoặc đơn lẻ hoặc biến tướng thành một tổ chức nên phức tạp, khó giải quyết. Người bệnh với cò thỏa thuận với nhau như cò xếp hàng sớm lấy số rồi bán lại cho người bệnh. Vi phạm này không xử lý được vì cò cũng mất công đến xếp hàng và người bệnh cũng đồng ý mua, ông Quang cho biết.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận có sự móc ngoặc của nhân viên bệnh viện. “Hiện nay đã có quy chế chứ không phải không có cơ chế xử lý, có điều giải quyết vấn đề này như thế nào”, ông Quang nói.
Phó Giám đốc BV Mắt Trung ương cho rằng, một khó khăn trong việc xử lý “cò bệnh viện” là chưa có quy định rõ chế tài. Hầu hết các bệnh viện ở Hà Nội đều phối hợp với công an, chính quyền sở tại làm ráo riết một thời gian nhưng sau đó không cải thiện được nên cũng chán, buông xuôi. Mật độ khám bệnh cao nên người bệnh muốn qua cò cho nhanh.
Còn theo ông Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, khó xử đôi khi lại xuất phát từ lực lượng nhân viên cũ.
“Bệnh viện đã lắp đến 25 camera an ninh ở các điểm nhạy cảm để tiện theo dõi, đồng thời có nhiều hình thức tuyên truyền cho bệnh nhân cũng như quy định cấm nhân viên y tế đón bệnh nhân tại cổng… Tuy nhiên, nhiều khi cò lại chính là những cán bộ đã từng làm tại bệnh viện mới nghỉ hưu vài năm, nay đưa người đến nhận là người nhà, họ hàng nên cũng khó có thể xử lý”.
Ông Nguyễn Việt Chức, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội cũng cho biết, nhiều quận huyện chưa quan tâm đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói chung và cò bệnh viện nói riêng, nhiều nhân viên bệnh viện móc ngoặc với cò mồi.
Nhìn chung, các đại diện bệnh viện đều cho rằng, thực tế hiện nay mặt bằng bệnh viện chật hẹp, lượng bệnh nhân quá đông phải đứng, xếp hàng lấy số khám, xét nghiệm. Đây chính là điều kiện thuận lợi để “cò mồi”, trộm cắp trà trộn lôi kéo người bệnh. Bộ Y tế cũng nên xem lại chính sách bảo hiểm y tế – bệnh nhân vượt tuyến vẫn được hưởng 30% viện phí nên người bệnh sẵn sàng vượt lên tuyến trên -để giảm tình trạng quá tải…
Bên cạnh đó, khi bắt được cò mồi giao cho bên công an phường xử lý, công an phường đã giáo dục và xử phạt hành chính xong rồi thả. Ngày hôm sau, những đối tượng này lại tiếp tục hoạt động. Vì thế, theo các đại diện cần tăng hình phạt khi phát hiện để có sức răn đe.
Tags:
Ăn Chơi, Âm nhạc, Điện ảnh, Đời sống, Funny, Giới tính, GTT, Học, Lạ, Quà tặng, Sao, teeniscover, Thời trang, Video, Yêu
Buổi họp có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Y tế, công an cũng như đại diện các bệnh viện hiện là điểm nóng về hoạt động cò mồi tại Hà Nội như: Bệnh viện Mắt Trung ương, K, Phụ sản Trung ương…
Theo đại diện Bệnh viện K, những năm qua tại đây luôn xảy ra tình trạng quá tải. Chỉ riêng tại cơ sở 1 trung bình một ngày có đến 650 người khám, ngày cao điểm gấp đôi, xét nghiệm sinh hoá một ngày cũng gần 1.200 lượt…
Nhu cầu của người bệnh quá lớn, cộng với tâm lý muốn nhanh chóng, không muốn xếp hàng dẫn đến vấn nạn cò mồi, lừa đảo móc túi. Đặc biệt là tình trạng “cò mồi” – tại đây luôn có 5 đến 7 người tiếp cận, dẫn dắt bệnh nhân, thường là các bệnh nhân ở tỉnh xa đến.
Bệnh viện K đã triển khai nhiều biện pháp như mở rộng khoa khám bệnh, khám và xét nghiệm từ 6h30 sáng, hằng ngày liên tục có loa nhắc nhở, ký hợp đồng với công an phường Hàng Bông, đồng thời thường xuyên nhắc nhở cán bộ nhân viên không tiếp tay, hợp tác với “cò”. Thậm chí một bác sĩ đã bị xử lý trước toàn thể cán bộ nhân viên với lý do tiếp tay cho các đối tượng này.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cũng thừa nhận “chúng vẫn ngang nhiên hoạt động truớc cổng bệnh viện, giả danh là người đến khám bệnh để hoạt động”.
Nhiều bệnh nhân khi đến Bệnh viện Mắt TW thường bị các cò mồi lôi kéo sang các bệnh tư gần đấy. |
Cũng về vấn nạn này, ông Nguyễn Xuân Hiệp, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương thừa nhận: “Cò Bệnh viện Mắt đã tồn tại từ lâu, có lúc còn hoạt động công khai cả trong lẫn ngoài như bán sổ khám bệnh, môi giới làm xét nghiệm, phẫu thuật rồi dẫn bệnh nhân đến các phòng khám tư”.
Thực tế, bệnh viện đã tuyên truyền qua loa phóng thanh ngay từ cổng vào và dán những biển cảnh báo nhưng người bệnh nhiều khi thấy đông đúc, chật chội nên thỏa thuận với cò khám cho nhanh. Trong khi đó, xung quanh bệnh viện có tới 6 cơ sở khám mắt khác nên người bệnh dễ bị cò rủ rê, lôi kéo.
“Có trường hợp bệnh nhân thiếu hiểu biết tới mức đã nhập viện, làm xong mọi thủ tục chỉ chờ mổ. Sáng hôm sau nhân viên y tế đến gọi đi mổ thì đã thấy bệnh nhân theo cò sang bệnh viện tư. Ở đây có sự đồng tình, thỏa thuận của bệnh nhân nên khiến cò càng hoạt động mạnh”, ông Hiệp cho biết.
Ngược với 2 cơ sở lớn trên, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tuyến cuối về ngoại khoa, vấn nạn cò không diễn ra ở khu khám bệnh mà lại thường xảy ra khi bệnh nhân chờ mổ.
“Ai cũng muốn tìm người quen cho yên tâm nên hàng ngày tôi nhận được không biết bao nhiêu cuộc điện thoại để nhờ. Tâm lý của người bệnh và gia đình khi biết giáo sư này, bác sĩ kia mổ tốt nên kiểu gì cũng phải tìm ra số điện thoại để nhờ. Đó cũng là một dạng của cò mồi”, đại diện của Bệnh viện Việt Đức chia sẻ.
Cũng theo vị này, bệnh viện có hình thức phạt 5-10 triệu khi nhân viên áo trắng đi đón bệnh nhân, giúp bệnh nhân thanh toán viện phí hay khám bệnh. Tuy nhiên thực tế chưa ai bị phạt.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ phó Vụ pháp chế (Bộ Y tế) cho biết“Một số đại diện bệnh viện ở các nước xung quanh rất lạ khi ở bệnh viện của Việt Nam có nạn cò mồi. Tình trạng này chủ yếu tập trung ở khu vực bệnh viện nhà nước. Đây là ‘khuyết tật’ về mặt xã hội thuộc khu vực công”.
Theo ông, cần phải hiểu rõ khái niệm cò mồi là môi giới giữa người bệnh và nhân viên y tế, với bệnh viện. Quan hệ tay 3 làm xuất hiện “cò nội” và “cò ngoại”. “Cò ngoại” là môi giới ở ngoài. Nội là ở bên trong phối hợp với cò ngoại để sắp xếp giường, bác sĩ mổ… cho người bệnh hoặc bản thân nhân viên y tế tự giới thiệu với người bệnh để đưa đến phòng khám riêng hoặc bệnh viện tư nhân.
Ngoài ra, cò bệnh viện hoạt động dưới nhiều hình thức, hoặc đơn lẻ hoặc biến tướng thành một tổ chức nên phức tạp, khó giải quyết. Người bệnh với cò thỏa thuận với nhau như cò xếp hàng sớm lấy số rồi bán lại cho người bệnh. Vi phạm này không xử lý được vì cò cũng mất công đến xếp hàng và người bệnh cũng đồng ý mua, ông Quang cho biết.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận có sự móc ngoặc của nhân viên bệnh viện. “Hiện nay đã có quy chế chứ không phải không có cơ chế xử lý, có điều giải quyết vấn đề này như thế nào”, ông Quang nói.
Phó Giám đốc BV Mắt Trung ương cho rằng, một khó khăn trong việc xử lý “cò bệnh viện” là chưa có quy định rõ chế tài. Hầu hết các bệnh viện ở Hà Nội đều phối hợp với công an, chính quyền sở tại làm ráo riết một thời gian nhưng sau đó không cải thiện được nên cũng chán, buông xuôi. Mật độ khám bệnh cao nên người bệnh muốn qua cò cho nhanh.
Còn theo ông Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, khó xử đôi khi lại xuất phát từ lực lượng nhân viên cũ.
“Bệnh viện đã lắp đến 25 camera an ninh ở các điểm nhạy cảm để tiện theo dõi, đồng thời có nhiều hình thức tuyên truyền cho bệnh nhân cũng như quy định cấm nhân viên y tế đón bệnh nhân tại cổng… Tuy nhiên, nhiều khi cò lại chính là những cán bộ đã từng làm tại bệnh viện mới nghỉ hưu vài năm, nay đưa người đến nhận là người nhà, họ hàng nên cũng khó có thể xử lý”.
Ông Nguyễn Việt Chức, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội cũng cho biết, nhiều quận huyện chưa quan tâm đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói chung và cò bệnh viện nói riêng, nhiều nhân viên bệnh viện móc ngoặc với cò mồi.
Nhìn chung, các đại diện bệnh viện đều cho rằng, thực tế hiện nay mặt bằng bệnh viện chật hẹp, lượng bệnh nhân quá đông phải đứng, xếp hàng lấy số khám, xét nghiệm. Đây chính là điều kiện thuận lợi để “cò mồi”, trộm cắp trà trộn lôi kéo người bệnh. Bộ Y tế cũng nên xem lại chính sách bảo hiểm y tế – bệnh nhân vượt tuyến vẫn được hưởng 30% viện phí nên người bệnh sẵn sàng vượt lên tuyến trên -để giảm tình trạng quá tải…
Bên cạnh đó, khi bắt được cò mồi giao cho bên công an phường xử lý, công an phường đã giáo dục và xử phạt hành chính xong rồi thả. Ngày hôm sau, những đối tượng này lại tiếp tục hoạt động. Vì thế, theo các đại diện cần tăng hình phạt khi phát hiện để có sức răn đe.
You may also...
Hot
-
Bí kíp để “cọc tìm được trâu” (Dân trí) - Bạn có bao giờ cảm thấy đàn ông không dành cho mình sự quan tâm xứng đáng? Bạn k...
-
Kem và xôi được đựng trong trái dừa xiêm bé xíu, trang điểm thêm một ít đậu phụng và đậu nành rang làm cho món ăn thêm ngon miệng và thú vị....
-
36 gương mặt vào vòng trong Miss Ngôi Sao đã thực hiện những bộ ảnh đẹp cùng êkíp chụp hình chuyên nghiệp của Ban tổ chức. Sau khi được lựa ...
-
Con gái hư đừng đổ lỗi cho con trai nhà khác Chuyến công tác kết thúc sớm hơn dự định, tôi vội vàng trở về, được một phen lên huyết áp t...
-
Cô gái nào khi yêu cũng mong đợi tình yêu của mình sẽ đơm hoa kết trái. Thậm chí nhiều người tin rằng: Yêu là cưới. Nếu không cưới nhau thì...
-
Theo phán quyết từ Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC), Google Inc sẽ phải nộp phạt khoản tiền 22,5 triệu Đô la Mỹ vì tội xâm nhập trái...
-
Một hàng bún thang, bún gà chất lượng ổn mà giá cả phải chăng cho teen. Nằm trên con phố vốn chẳng nổi tiếng gì về đồ ăn đêm, ấy thế mà...
-
Trong tuần 4 của cuộc thi Miss Ngôi Sao 2012, ban giám khảo gồm người mẫu Thúy Hạnh, nhiếp ảnh gia Lý Võ Phú Hưng và một đại diện b...
-
Tổng Giám đốc của RIM, ông Thorsten Heins, tin rằng điện thoại BlackBerry 10 đầu tiên sẽ sẵn sàng xuất xưởng vào tháng 01/2013. Smartpho...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét